Các nhà khoa học Hà Lan và Đức đã cùng hợp tác để mô phỏng lại những hình ảnh tuyệt vời của siêu lỗ đen Sagittarius A*.
Theo Guardian ước tính, siêu lỗ đen khổng lồ này có thể lớn gấp 100.000 lần Mặt Trời và được bao phủ bởi một lớp mây khí độc (hydro cyanua (HCN) và cacbon monoxit (CO) ) có kích cỡ lớn cũng không kém.
Người ta ước tính, tốc độ của các đám bụi xung quanh Sagittarius A * có tốc độ lên đến 56.000 dặm mỗi giây (khoảng 90.000 km mỗi giây).
Các nhà khoa học biết rằng lỗ đen siêu lớn này nằm ở giữa thiên hà của chúng ta, nhưng họ vẫn chưa có được quan sát tốt nhất về nó vì Sagittarius A* bị che khuất phía sau những luồng khí khổng lồ.
Những mô phỏng thực tế ảo này sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về cách các lỗ đen hoạt động như thế nào.
Được biết, Sagittarius A* không thể nhìn thấy bằng kính thiên văn vì nó hấp thụ ánh sáng và cũng bị che khuất bởi những đám mây bụi lớn trong vòng xoắn ốc của Dải Ngân hà.
Giáo sư Heino Falcke, một nhà nghiên cứu tại Đại học Radboud cho biết mô phỏng của nhóm nghiên cứu đã đánh dấu bước đi đầu tiên trong nhiệm vụ của các nhà khoa học để hình dung lỗ đen khổng lồ này.
Nguồn: DailyMail, Guardian
Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá
EmoticonEmoticon